Nhiệt miệng tuy không phải là một căn bệnh nặng và nguy hiểm, nhưng nó sẽ gây khó chịu và kèm theo một chút đau đớn cho người mắc phải, rất khó chịu trong việc ăn uống cũng như sinh hoạt khác. Vậy thì hãy cùng tinnhanhhomnay đi tìm ra những cách chữa nhiệt miệng đơn giản lại cực hiệu quả nhé!
Cách chữa nhiệt miệng đơn giản lại cực hiệu quả
Súc miệng bằng dung dịch sau
Pha một thìa cà phê muối nở (baking soda), 2 muỗng nước ép lô hội (nha đam) vào ½ cốc nước ấm. Nhấp 1 ngụm nhỏ và súc miệng trong ít nhất 10 giây. Lặp lại đến khi hết nước súc miệng và không được nuốt. Thực hiện một lần mỗi ngày đến khi hết nhiệt miệng.
Công thức đơn giản và siêu hiệu quả này gần như là một loại thuốc nhiệt miệng, chắc chắn sẽ giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.
Súc miệng bằng nước ép cùi dừa
Bạn hãy lấy phần cùi dừa, sau đó ép lấy nước cốt để súc miệng. Nước cốt dừa có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau và làm sạch khoang miệng rất hiệu quả. Bạn hãy chăm chỉ súc miệng bằng loại nước này ít nhất 3 – 4 lần mỗi ngày, các vết loét sẽ chóng lành.
DGL – Deglycyrrhizinated (một hoạt chất chiết xuất từ rễ cam thảo)
Theo nghiên cứu, những người bị bệnh súc miệng dung dịch DGL 4 lần một ngày với nước ấm, đều thấy giảm đau. 75% bệnh nhân cải thiện được 50 – 75% vết loét trong một ngày và hoàn toàn lành lặn trong 3 ngày.
Cách pha nước súc miệng, trộn ½ thìa cà phê DGL với ¼ cốc nước, súc miệng 4 lần mỗi ngày để giảm cơn đau. Bạn có thể bổ sung chiết xuất từ rễ cam thảo dưới dạng viên nén nhai được 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.
Tăng cường bổ sung các loại vitamin B
Việc bổ sung vitamin B12 như một loại thuốc chữa nhiệt miệng giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát, kể cả với những người không thiếu vitamin. Theo nghiên cứu, lượng vitamin B12 cần sử dụng là 1 mg/ngày, ngày hai lần trong vòng 6 tháng.
Ngoài ra, việc bổ sung vitamin nhóm B hàng ngày rất cần cho cơ thể, đặc biệt thiếu thiamin (B1) cũng làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.
Ngậm nước ép khế chua
Tuy có vẻ hơi khó ngậm, nhưng nước ép khế chua cực kì tốt cho việc loại bỏ nhiệt miệng. Nếu đã từng thử rất nhiều cách mà vẫn không hiệu quả, thì bạn hãy thử nghiền nát một trái khế, sau đó cho bát nước lọc vào và đun sôi. Khi nước nguội, bạn ngậm trong miệng khoảng 2 phút rồi bắt đầu nuốt từ từ. Mỗi ngày bạn thực hiện từ 2 – 3 lần sau các bữa ăn.
Nói không với các lọai nước súc miệng, kem đánh răng chứa Sodium Lauryl Sulfate
Hoàn toàn tránh sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate, đây là một chất tạo bọt gây nhiệt miệng và tái phát nhiệt miệng. Một nghiên cứu được tiến hành ở Na Uy chỉ ra mối quan hệ giữa sodium lauryl sulfate và tỷ lệ mắc nhiệt miệng.
Người ta thấy rằng hiệu ứng biến tính của sodium lauryl sulfate trên lớp niêm mạc miệng, tiếp xúc với các tế bào biểu mô cơ, làm gia tăng nhiệt miệng.
Và phía trên, tinnhanhhomnay đã cùng bạn đi tìm ra những cách chữa nhiệt miệng đơn giản lại cực hiệu quả. Rất hi vọng rằng sau bài viết này các bạn đã có thể tìm cho mình được phương pháp để trị nhanh chóng nhiệt miệng nhé!
Comment here