Uncategorized

Cách Sơ Cứu Đúng Khi Gặp Vết Bỏng

Cách Sơ Cứu Đúng Khi Gặp Vết Bỏng

Trong cuộc sống hàng ngày, bên cạnh những tai nạn thường gặp như điện giật, chảy máu… thì bỏng cũng là một trong những hiện tượng chúng ta thường xuyên gặp phải. Và nếu như khi gặp vết thương không biết sơ cứu đúng cách sẽ có thể dẫn đến để sẹo hoặc nhiễm trùng. Vậy thì hãy cùng tinnhanhhomnay sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cách sơ cứu đúng khi gặp vết bỏng nhé!

Cách sơ cứu đúng khi gặp vết bỏng

Có mấy loại bỏng?

Có ba mức độ bỏng:

  • Bỏng mức độ 1: Da bị đỏ, đau, sưng nhẹ. Vết bỏng trở thành màu trắng khi ấn lên và da trên vết bỏng sẽ lột sau 1-2 ngày.
  • Bỏng mức độ 2: Vết bỏng này dày hơn, rất đau và tạo mụn nước trên da. Da rất đỏ, sưng nhiều, loang lổ.
  • Bỏng mức độ 3: Gây tổn thương cho tất cả lớp da, da chuyển màu trắng hoặc cháy xém. Vết bỏng có thể đau rất ít hoặc không đau vì dây thần kinh và mô da đã bị tổn thương.

Cách Sơ Cứu Đúng Khi Gặp Vết Bỏng

Thường thì vết bỏng mức độ 1 sẽ  lành trong 3-6 ngày. Bỏng mức độ 2 lành trong vòng ba tuần. Vết bỏng mức độ 3 cần thời gian dài mới lành.

Sơ cứu vết phỏng từng mức độ đúng cách

Khi bị bỏng nước sôi, nạn nhân cần được ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát tối thiểu 15 phút và tối đa 30 phút. Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh không được ngâm vùng bị bỏng vào nước đá vì tình trạng lạnh đột ngột có thể khiến nạn nhân bị co mạch, có thể bị bỏng lạnh. Đây là cách sơ cứu bỏng sai lầm mà rất nhiều người mắc phải.

Thậm chí, nhiều người còn có thói quen bôi kem đánh răng hoặc nước mắm khi bị bỏng vì cho rằng điều này giúp làm dịu vết thương. Tuy nhiên, thói quen sơ cứu bỏng sai lầm này có thể khiến bạn bị nhiễm trùng, tình trạng vết bỏng thêm nặng nề.

Bỏng ở mức độ 1

  • Ngâm vết bỏng vào nước lạnh ít nhất 5 phút, sau đó thoa lên vết bỏng một lớp kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh.
  • Sử dụng băng gạc nhẹ nhàng quấn lỏng quanh vết bỏng. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách Sơ Cứu Đúng Khi Gặp Vết Bỏng

Bỏng ở mức độ 2

  • Ngâm vết bỏng vào nước ít nhất 15 phút. Có thể đắp vải ướt nhúng nước lạnh lên vết bỏng nhỏ 2-3 phút mỗi ngày, sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh.
  • Sử dụng băng gạc khô băng vết bỏng, thay băng mỗi ngày một lần. Chú ý rửa sạch tay trước khi rửa vết bỏng.
  • Kiểm tra vết bỏng hàng ngày xem có xuất hiện những dấu hiệu như sưng đau, đỏ hơn không. Không lột da từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng, không gãi.
  • Sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.

Cách Sơ Cứu Đúng Khi Gặp Vết Bỏng

Bỏng ở mức độ 3

  • Khi bị bỏng nặng, nên tới bệnh viện ngay lập tức. Tránh bất cứ vải vóc, quần áo nào dính vào vết thương, không nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại thuốc mỡ nào.
  • Nếu có thể, hãy nâng phần bị bỏng cao hơn tim, có thể băng phần bỏng bằng băng ẩm, mát, sạch.

Cách Sơ Cứu Đúng Khi Gặp Vết Bỏng

Và phía trên, tinnhanhhomnay đã cùng các bạn tìm hiểu về cách sơ cứu đúng khi gặp vết bỏng. Rất hi vọng rằng sau bài viết này, các bạn đã biết được cách sơ cứu đúng để chữa lành được vết bỏng cũng như sơ cứu cho người khác!

Comment here